Các nội dung cơ bản về xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa
Phương thức thực hiện dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp
Chúng tôi sẽ nghiên cứu kỹ và tìm hiểu các thông tin về Quý Đơn vị như: Đặc điểm sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, mô hình tổ chức và các vấn đề liên quan khác cần thiết cho công việc xác định giá trị doanh nghiệp.
Căn cứ vào các văn bản pháp quy đã nêu trên và theo yêu cầu trong hồ sơ yêu cầu, chúng tôi xác định giá trị doanh nghiệp được thực hiện theo phương pháp tài sản như sau:
Giá trị thực tế của doanh nghiệp
Giá trị thực tế của doanh nghiệp sẽ được xác định trên cơ sở kết quả kiểm kê phân loại và đánh giá, xác định giá trị thực tế của toàn bộ tài sản để cổ phần hoá của doanh nghiệp theo giá trị thị trường tại thời điểm xác định giá. Cụ thể là :
Chỉ đánh giá những tài sản của doanh nghiệp dự kiến tiếp tục sử dụng sau khi chuyển thành Công ty cổ phần. Không đánh giá những tài sản doanh nghiệp không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý được loại trừ không tính vào giá trị thực tế của doanh nghiệp cổ phần hoá như quy định tại các Nghị định và các quy định liên quan khác.
Giá trị thực tế của tài sản được xác định trên cơ sở giá trị thị trường và chất lượng của tài sản tại thời điểm định giá.
Chất lượng của tài sản được xác định bằng giá trị còn lại theo tỷ lệ % so với nguyên giá tài sản mua sắm mới hoặc đầu tư xây dựng mới.
Việc xác định chất lượng tài sản của doanh nghiệp để cổ phần hoá phải đảm bảo các nguyên tắc quy định tại các Nghị định và các quy định liên quan khác, cụ thể :
Tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại được xác định trên cơ sở kết quả kiểm kê, đánh giá thực tế hiện trạng của từng tài sản, phù hợp với các quy định của Nhà nước về điều kiện an toàn trong sử dụng, vận hành tài sản; đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất; vệ sinh môi trường theo hướng dẫn của các Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật. Nếu chưa có quy định của Nhà nước thì giá trị còn lại tài sản là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải được đánh giá không thấp hơn xx % so với chất lượng của tài sản cùng loại mua sắm mới; Đối với nhà xưởng, vật kiến trúc không thấp hơn xx % so với chất lượng của tài sản cùng loại đầu tư xây dựng mới, đồng thời tham khảo khung thời gian sử dụng tài sản tại Thông tư của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
Giá trị thị trường dùng để xác định giá trị thực tế tài sản là:
Giá đang mua, bán trên thị trường cộng chi phí vận chuyển lắp đặt (nếu có) đối với những tài sản là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải có lưu thông trên thị trường. Nếu là tài sản đặc thù không lưu thông trên thị trường thì tính theo giá mua của những tài sản cùng loại, có cùng công suất hoặc tính năng tương đương. Trường hợp không có tài sản tương đương thì tính theo giá ghi sổ kế toán.
Đơn giá đầu tư xây dựng do cơ quan có thẩm quyền quy định đối với tài sản là sản phẩm đầu tư, xây dựng, trường hợp chưa có quy định thì tính theo giá sổ sách, có xét thêm yếu tố trượt giá trong xây dựng cơ bản. Riêng đối với các công trình mới hoàn thành đầu tư xây dựng trong 03 năm trước khi cổ phần hoá thì sử dụng giá trị quyết toán công trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với tài sản cố định hết khấu hao hoặc dụng cụ quản lý đã phân bổ hết giá trị nhưng đến thời điểm cổ phần hoá doanh nghiệp vẫn đang sử dụng thì phải đánh giá lại để tính bổ sung vào giá trị doanh nghiệp theo nguyên tắc ở trên.
Xác định giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được xác định là phần còn lại sau khi lấy tổng giá trị thực tế của doanh nghiệp trừ đi (-) các khoản nợ thực tế phải trả, số dư Quỹ phúc lợi, khen thưởng và số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có ).
Nợ thực tế phải trả được xác định là tổng số các khoản nợ bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ khác của doanh nghiệp không bao gồm khoản nợ không phải trả có nguyên nhân từ phía chủ nợ, hoặc nợ được xóa theo qui định của pháp luật hiện hành.