Để thực hiện tốt các qui định hiện hành của Chính phủ, các qui định về quản lý đầu tư xây dựng, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành và giúp các Bộ, Ngành, địa phương có cơ sở tin cậy để xem xét phê duyệt báo cáo quyết toán dự án hoàn thành; trong những năm qua, AVA là đơn vị đã cung cấp nhiều dịch vụ kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành cho nhiều Bộ, Ngành, các Tập đoàn, các Tổng Công ty và các đơn vị khác có liên quan trong phạm vi cả nước.
Chúng tôi có thể tự hào về thời gian vừa qua đã kiểm toán hoàn thành nhiều dự án đầu tư XDCB hoàn thành có giá trị lớn và đã được nhiều cơ quan quản lý nhà nước (Bộ, ngành), cơ quan chủ quản và các doanh nghiệp tín nhiệm và đánh giá chất lượng cao.
Phương pháp tiếp cận
Theo chúng tôi, việc hiểu được các hoạt động đầu tư của công trình XDCB cũng như các vấn đề khác ảnh hưởng tới hoạt động của từng công trình là chìa khoá để tiến hành các cuộc kiểm toán một cách hữu hiệu và có kết quả cao nhất.
Khi bắt đầu cuộc kiểm toán, chúng tôi sẽ thảo luận với Quý đơn vị/Chủ đầu tư/BQL dự án để xác định và thống nhất những vấn đề được coi là đặc biệt quan trọng. Chúng tôi rất chú trọng công việc trên vì điều đó giúp chúng tôi đưa ra được ý kiến nhận xét đúng đắn về các báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình XDCB hoàn thành.
Cuộc kiểm toán sẽ được tiến hành theo các chuẩn mực kiểm toán của Việt Nam, các chuẩn mực Kiểm toán quốc tế được chấp nhận tại Việt nam, các văn bản đã ký kết và các tài liệu bổ sung hoặc điều chỉnh đã được các cơ quan thẩm quyền phê duyệt, các văn bản quy định riêng cho công trình đầu tư do cấp có thẩm quyền ban hành và các quy định hiện hành của Chính phủ Việt nam và các Bộ, Ban ngành có liên quan.
Công tác kiểm toán của chúng tôi luôn tập trung vào những lĩnh vực có tính rủi ro cao hơn sẽ được xác định trong quá trình kiểm toán cùng với các bộ phận phụ trách đầu tư XDCB. Việc đánh giá đúng những yếu tố rủi ro của mỗi phần trong công trình đầu tư XDCB hoàn thành và của các quá trình thanh toán có liên quan cũng như việc áp dụng chế độ kiểm soát nội bộ thích hợp sẽ làm giảm bớt những rủi ro này và sẽ được nêu ra trong bản thiết kế kế hoạch kiểm toán.
Kiểm toán sẽ thực hiện bao gồm các bước kiểm tra và các thủ tục kiểm toán mà chúng tôi thấy cần thiết trong từng trường hợp để thu thập đầy đủ các bằng chứng về các số liệu và các thuyết minh trên báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình XDCB hoàn thành.
Nội dung kiểm toán
Chúng tôi thực hiện công việc kiểm toán theo trình tự gồm 3 bước sau:
– Lập kế hoạch kiểm toán;
– Thực hiện kiểm toán;
– Kết thúc kiểm toán.
Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành gồm 2 bộ phận:
– Kế hoạch kiểm toán tổng thể;
– Chương trình kiểm toán.
Bước 2: Thực hiện kiểm toán
Mục tiêu chung: Việc kiểm toán được tiến hành theo tiêu Chuẩn kiểm toán Việt nam và các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận tại Việt nam bao gồm những bước kiểm tra cần thiết để đơn vị kiểm toán có thể cung cấp đầy đủ những thông tin đảm bảo rằng các báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành được phản ánh trung thực, không có sự sai sót về số liệu và sai quy tắc.
Nội dung cơ bản về kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành:
Giao nhận hồ sơ báo cáo quyết toán:
Trước khi thực hiện kiểm toán, chúng tôi đề nghị Quý đơn vị/Chủ đầu tư/BQL dự án cung cấp hồ sơ báo cáo quyết toán theo từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Khi giao nhận hồ sơ báo cáo quyết toán, chúng tôi và Quý đơn vị/Chủ đầu tư/BQL dự án sẽ lập Biên bản giao nhận hồ sơ.
Nội dung kiểm tra Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành:
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, chúng tôi thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành theo các nội dung, yêu cầu và hướng dẫn của Bộ Tài chính về Quy trình thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành. Các nội dung kiểm tra chủ yếu gồm:
Kiểm tra hồ sơ pháp lý của dự án đầu tư
– Kiểm tra, đối chiếu danh mục các văn bản quyết định đầu tư dự án và các văn bản pháp lý đã thực hiện trong quá trình đầu tư xây dựng dự án so với quy định của Nhà nước.
– Kiểm tra tính pháp lý của các văn bản liên quan đến dự án về: trình tự lập và duyệt văn bản, nội dung văn bản, thẩm quyền phê duyệt văn bản;
– Kiểm tra tính pháp lý về thực hiện quy chế đấu thầu, hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư ký với các nhà thầu tư vấn, xây dựng, cung cấp và lắp đặt thiết bị.
Sau khi kiểm tra hồ sơ pháp lý của dự án đầu tư, chúng tôi đưa ra nhận xét về việc chấp hành các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng dự án.
Kiểm tra nguồn vốn đầu tư
– Kiểm tra đối chiếu cơ cấu vốn và số vốn đầu tư thực hiện, đã thanh toán theo từng nguồn vốn qua từng năm so với số được duyệt hoặc cấp phát;
– Kiểm tra sự phù hợp giữa thực tế sử dụng nguồn vốn đầu tư so với cơ cấu nguồn vốn đầu tư xác định trong quyết định đầu tư;
– Kiểm tra việc điều chỉnh tăng, giảm vốn đầu tư của dự án có chấp hành đúng chế độ và thẩm quyền quy định không.
Sau khi kiểm tra các nguồn vốn đầu tư của dự án đầu tư, chúng tôi đưa ra nhận xét về việc cấp phát, thanh toán, cho vay và sử dụng các nguồn vốn của dự án.
Kiểm tra chi phí đầu tư
– Kiểm tra chi phí xây dựng công trình và chi phí lắp đặt thiết bị về các mặt: Giá trị khối lượng quyết toán so với dự toán được duyệt, biên bản nghiệm thu, bản vẽ hoàn công, biên bản phát sinh; Việc tuân thủ các quy định của Nhà nước trong việc áp dụng đơn giá, định mức, hệ số trượt giá, phụ phí (trong trường hợp chỉ định thầu), áp dụng đơn giá trúng thầu (trong trường hợp đấu thầu); Tuân thủ các quy định của Nhà nước trong việc lựa chọn nhà thầu (chỉ định thầu, hoặc đấu thầu); Việc sử dụng chủng loại vật liệu phù hợp với thiết kế, dự toán, hồ sơ mời thầu, hồ sơ trúng thầu;
– Kiểm tra chi phí thiết bị về các mặt: Giá trị, khối lượng thiết bị quyết tóan phù hợp với hợp đồng mua sắm, hóa đơn, chứng từ, thực tế thi công; Các chi phí có liên quan như vận chuyển, bảo quản , bảo hiểm, bảo dưỡng… có phù hợp với hợp đồng, hóa đơn, chứng từ và các quy định của Nhà nước; Tuân thủ các quy định trong việc lựa chọn nhà cung cấp (chỉ định thầu, hoặc đấu thầu).
– Kiểm tra chi phí khác về các mặt: Giá trị quyết tóan chi phí khác phù hợp với dự toán được duyệt, phù hợp với chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành; Tuân thủ các quy định của Nhà nước trong việc lựa chọn nhà thầu (chỉ định thầu, hoặc đấu thầu).
Kiểm tra chi phí đầu tư không tính vào giá trị tài sản bàn giao
– Kiểm tra các khoản chi phí chủ đầu tư đề nghị không tính vào giá trị tài sản bàn giao theo chế độ hiện hành của nhà nước về các mặt: Nội dung chi phí, nguyên nhân và căn cứ đề nghị không tính vào giá trị tài sản bàn giao, thẩm quyền của cấp cho phép không tính và giá trị tài sản bàn giao;
– Kiểm tra chi phí thiệt hại do nguyên nhân bất khả kháng được phép không tính và giá trị tài sản bàn giao về các mặt: Nội dung và giá trị thiệt hại theo các biên bản xác nhận, mức độ bồi thường của công ty bảo hiểm để giảm chi phí (trong trường hợp dự án đã mua bảo hiểm).
– Kiểm tra chi phí thiệt hại được cấp có thẩm quyền quyết định hủy bỏ, cho phép không tính vào giá trị bàn giao về các mặt: Nội dung, giá trị thiệt hại thực tế so với quyết định của cấp có thẩm quyền, thẩm quyền của cấp cho phép không tính vào giá trị tài sản bàn giao.
Kiểm tra giá trị tài sản bàn giao
– Kiểm tra danh mục và giá trị tài sản bàn giao, bao gồm cả tài sản cố định và tài sản lưu động, cho các đối tượng quản lý theo các biên bản bàn giao;
– Kiểm tra việc phân bổ các chi phí khác cho từng tài sản;
– Kiểm tra chi phí đầu tư hình thành tài sản cố định và tài sản lưu động;
– Kiểm tra việc quy đổi giá trị tài sản bàn giao về mặt bằng giá thời điểm bàn giao theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng trong trường hợp dự án phải quy đổi vốn đầu tư.
Kiểm tra tình hình công nợ và vật tư, thiết bị tồn đọng
– Kiểm tra tổng số vốn đã thanh toán cho từng nhà thầu theo từng hạng mục và khoản chi phí. Trên cơ sở đó xác định danh sách các khoản nợ còn phải thu, phải trả các nhà thầu;
– Kiểm tra số dư các khoản tiền mặt, tiền gửi, các khoản tiền thu chưa nộp và ngân sách Nhà nước;
– Kiểm tra xác định số lượng, giá trị vật tư thiết bị còn tồn đọng;
– Kiểm tra xác định số lượng, giá trị còn lại các tài sản của Ban quản lý dự án.
Xem xét việc thực hiện của chủ đầu tư và các đơn vị liên quan đối với kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán Nhà nước và xem xét các kiến nghị chủa chủ đầu tư (nếu có).
Bước 3: Kết thúc kiểm toán
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, chúng tôi thực hiện các thủ tục sau:
– Phân tích, soát xét tổng thể kết quả cuộc kiểm toán;
– Lập báo cáo kiểm toán;
– Xử lý các công việc phát sinh sau khi phát hành Báo cáo kiểm toán;
– Phối hợp với Quý đơn vị/Chủ đầu tư/Ban quản lý dự án bảo vệ số liệu quyết toán với cơ quan thẩm tra phê duyệt quyết toán theo quy định.